Các khu vực Vòng_loại_Giải_vô_địch_bóng_đá_thế_giới_2010

Châu Á

(43 đội tranh 4,5 suất - đấu vé vớt với OFC)

Hai vòng sơ loại (diễn ra vào tháng 10 và tháng 11 năm 2007) cho phép chọn từ 43 đội xuống 20 đội vào thi đấu vòng bảng.[2]

Tại vòng bảng, 20 đội bóng được chia thành 5 bảng mỗi bảng 4 đội, thi đấu từ tháng 2 cho đến tháng 6 năm 2008. Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng sau. Tại vòng loại cuối cùng, 10 đội mạnh nhất được chia thành 2 bảng đấu mỗi bảng 5 đội (thi đấu từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009) giành vé trực tiếp tham dự vòng chung kết. Còn hai đội hạng ba sẽ gặp nhau đấu play-off chọn đội đứng thứ 5 châu Á thi đấu với đội vô địch châu Đại dương.

Ghi chú
Các đội giành quyền dự World Cup 2010
Các đội giành quyền đấu trận play-off

Kết quả xếp hạng vòng 4

Bảng A
Đội tuyển
StĐiểm
 Úc820
 Nhật Bản815
 Bahrain810
 Qatar86
 Uzbekistan84
Bảng B
Đội tuyển
StĐiểm
 Hàn Quốc816
 CHDCND Triều Tiên812
 Ả Rập Xê Út812
 Iran811
 UAE81

Trận Play-off tranh hạng 5 (vòng 5)

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Bahrain (a) 2–2 Ả Rập Xê Út0–02–2

Bahrain thắng với tổng tỉ số là 2-2 vì luật ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách và vào gặp nhà vô địch châu Đại dương là New Zealand, trong trận tranh vé vớt đi dự vòng chung kết.

Châu Âu

(53 đội bóng giành 13 suất)

Vòng loại ở châu Âu bắt đầu từ tháng 8 năm 2008, sau khi Euro 2008 kết thúc.[2] 53 đội bóng tham dự chia thành 8 bảng đấu 6 đội và 1 bảng đấu 5 đội. 9 đội bóng dẫn đầu 9 bảng vào thẳng vòng chung kết.[3] 8 đội nhì thành tích tốt nhất chia 4 cặp thi đấu loại trực tiếp sân nhà - sân khách để giành 4 suất còn lại. Thành tích tốt nhất không tính trên kết quả thi đấu với đội thứ 6, do có 1 bảng đấu 5 đội.

Các bảng đấu kết thúc vào 14 tháng 10 năm 2009. Lễ bốc thăm đá play-off diễn ra tại Zürich ngày 19 tháng 10, hai lượt đấu play-off diễn ra vào 14 và 18 tháng 11.

Ghi chú
Đội vào thẳng vòng chung kết
Đội đấu trận play-off

Kết quả xếp hạng vòng bảng

Bảng 1
Đội tuyển
StĐiểm
 Đan Mạch1021
 Bồ Đào Nha1019
 Thụy Điển1018
 Hungary1016
 Albania107
 Malta101
Bảng 2
Đội tuyển
StĐiểm
 Thụy Sĩ1021
 Hy Lạp1020
 Latvia1017
 Israel1016
 Luxembourg105
 Moldova103
Bảng 3
Đội tuyển
StĐiểm
 Slovakia1022
 Slovenia1020
 Cộng hòa Séc1016
 Bắc Ireland1015
 Ba Lan1011
 San Marino100
Bảng 4
Đội tuyển
StĐiểm
 Đức1026
 Nga1022
 Phần Lan1018
 Wales1012
 Azerbaijan105
 Liechtenstein102
Bảng 5
Đội tuyển
StĐiểm
 Tây Ban Nha1030
 Bosna và Hercegovina1019
 Thổ Nhĩ Kỳ1015
 Bỉ1010
 Estonia108
 Armenia104
Bảng 6
Đội tuyển
StĐiểm
 Anh1027
 Ukraina1021
 Croatia1020
 Belarus1013
 Kazakhstan106
 Andorra100
Bảng 7
Đội tuyển
StĐiểm
 Serbia1022
 Pháp1021
 Áo1014
 Litva1012
 România1012
 Quần đảo Faroe104
Bảng 8
Đội tuyển
StĐiểm
 Ý1024
 Ireland1018
 Bulgaria1014
 Síp109
 Montenegro109
 Gruzia103
Bảng 9
Đội tuyển
StĐiểm
 Hà Lan824
 Na Uy810
 Scotland810
 Bắc Macedonia87
 Iceland85

Vòng play-off

Vòng play-off diễn ra giữa 8 đội nhì thành tích tốt nhất chia 4 cặp thi đấu loại trực tiếp sân nhà - sân khách để giành 4 suất còn lại. Thành tích tốt nhất không tính trên kết quả thi đấu với đội thứ 6, do có 1 bảng đấu 5 đội.

Ghi chú
Các đội giành quyền đấu trận play-off
Bảng
Đội tuyển
StTHBBtBbHsĐiểm
4 Nga8512156+916
2 Hy Lạp8512169+716
6 Ukraina8431106+415
7 Pháp8431129+315
3 Slovenia8422104+614
5 Bosna và Hercegovina84131912+713
1 Bồ Đào Nha834195+413
8 Cộng hòa Ireland826086+212
9 Na Uy824297+210

Lễ bốc thăm chia cặp diễn ra tại Zürich vào ngày 19 tháng 10, các trận đấu diễn ra vào các ngày 14 và 18 tháng 11 năm 2009. 8 đội được xếp hạng theo Bảng xếp hạng của FIFA được công bố vào ngày 16 tháng 10. 4 đội có vị trí cao nhất được xếp vào nhóm hạt giống, 4 đội kia được xếp vào nhóm còn lại.

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Cộng hòa Ireland 1–2 Pháp0–11–1 (aet)
Bồ Đào Nha 2–0 Bosna và Hercegovina1–01–0
Hy Lạp 1–0 Ukraina0–01–0
Nga 2–2 (a) Slovenia2–10–1

Châu Đại Dương

(10 đội tranh 0,5 suất - đấu vé vớt với AFC, Tuvalu cũng tham gia thi đấu nhưng không với tư cách đội tham dự vòng loại World Cup)

Vòng loại của khu vực châu Đại Dương bắt đầu khởi tranh vào tháng 8 năm 2007 tại Đại hội Thể thao Thái Bình Dương 2007. Ba đội dành huy chương (New Caledonia, Fiji, và Vanuatu) cùng New Zealand thi đấu tại vòng hai, đồng thời cũng là OFC Nations Cup 2008. Vòng hai thi đấu theo thể thức vòng bảng hai lượt đi và về, sân nhà-sân khách. Đội dẫn đầu sẽ vào đấu play-off với đội hạng 5 của AFC để tranh một vé đi Nam Phi.[2]

Xếp hạng chung cuộc (vòng hai)

Bài chi tiết: OFC Nations Cup 2008
Đội tuyểnStĐiểm
 New Zealand615
 New Caledonia68
 Fiji67
 Vanuatu64

New Zealand vào gặp đội hạng 5 của châu Á là Bahrain, trong trận play-off AFC-OFC để tranh vé đi dự vòng chung kết.

Bắc, Trung Mỹ và Caribe

(35 đội tranh 3,5 suất - đấu vé vớt với CONMEBOL)

Thể thức thi đấu tại vòng loại khu vực CONCACAF[4] giống hệt như tại Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2006, trừ việc Puerto Rico tham dự tại giải lần này (ở giải năm 2006, đây là đội CONCACAF duy nhất không tham dự vòng loại), nên có 11 trận đấu ở vòng sơ loại đầu tiên thay vì 10 đội, và 13 đội được miễn vòng sơ loại đầu tiên thay vì 14 đội. Hai vòng sơ loại đầu tiên, thi đấu vào nửa đầu năm 2008, rút từ 35 đội xuống còn 24 đội rồi 12 đội. Các đội còn lại được chia vào 3 bảng bốn đội, chọn hai đội đẩu bảng vào vòng đấu loại cuối cùng. 6 đội mạnh nhất đấu vòng tròn hai lượt đi và về, sân nhà-sân khách, lấy ba đội đứng đầu giành vé vào thắng vòng chung kết. Đội hạng tư đấu trận play-off với đội hạng năm của khu vực CONMEBOL để giành vé tới Nam Phi.

Xếp hạng chung cuộc (vòng bốn)

Đội tuyển
StĐiểm
 Hoa Kỳ1020
 México1019
 Honduras1016
 Costa Rica1016
 El Salvador108
 Trinidad và Tobago106

Nam Mỹ

(10 đội tranh 4,5 suất - đấu vé vớt với CONCACAF)

10 đội bóng thành viên của Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt nhằm tranh 4,5 suất tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 2010. 4 đội dẫn đầu sẽ giành vé vào thẳng vòng chung kết. Đội xếp thứ 5 vòng loại sẽ đấu 2 trận với đội xếp thứ 4 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF). Vòng loại diễn ra từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009.

Xếp hạng chung cuộc

Đội tuyển
StĐiểm
 Brasil1834
 Chile1833
 Paraguay1833
 Argentina1828
 Uruguay1824
 Ecuador1823
 Colombia1823
 Venezuela1822
 Bolivia1815
 Peru1813

Châu Phi

53 đội tranh 5 suất (không kể chủ nhà Nam Phi)

Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF) được chia 5 suất tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 2010, thêm một suất nữa của đội chủ nhà Nam Phi. 53 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên đã đăng ký tham dự để tranh 5 suất vào vòng chung kết. Vòng loại này còn là vòng loại cho Cúp bóng đá châu Phi 2010 tổ chức tại Angola với 15 đội cùng đội chủ nhà. Do đó chủ nhà World Cup 2010 cũng phải tham gia thi đấu để giành suất dự vòng chung kết Cúp bóng đá châu Phi 2010.

Ghi chú
Đội lọt vào vòng chung kết World Cup 2010 và Cúp bóng đá châu Phi 2010
Đội lọt vào vòng chung kết Cúp bóng đá châu Phi 2010

Xếp hạng chung cuộc (vòng bốn)

Bảng A
Đội tuyển
StĐiểm
 Cameroon613
 Gabon69
 Togo68
 Maroc63
Bảng B
Đội tuyển
StĐiểm
 Nigeria612
 Tunisia611
 Mozambique67
 Kenya63


Bảng C
Đội tuyển
StĐiểm
 Algérie613
 Ai Cập613
 Zambia65
 Rwanda62
Bảng D
Đội tuyển
StĐiểm
 Ghana613
 Bénin610
 Mali69
 Sudan61


Bảng E
Đội tuyển
StĐiểm
 Bờ Biển Ngà616
 Burkina Faso612
 Malawi64
 Guinée63


Play-off liên lục địa

Có hai trận play-off liên lục địa ở giải lần này để xác định hai đội giành quyền đoạt vé tới Nam Phi:

  • Đội hạng 5 AFC v Đội vô địch OFC
  • Đội hạng 4 CONCACAF v Đội hạng 5 CONMEBOL

Đội hạng 5 AFC v Đội vô địch OFC

Đội đứng đầu Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực châu Đại Dương (New Zealand) sẽ gặp đội hạng 5 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực châu Á (Bahrain) để tranh một vé tới Nam Phi. New Zealand thắng trận play-off và giành quyền dự vòng chung kết FIFA World Cup 2010 vào ngày 14 tháng 11 năm 2009.

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Bahrain 0–1 New Zealand0–00–1

Đội hạng 4 CONCACAF v Đội hạng 5 CONMEBOL

Đội hạng 4 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe (Costa Rica) sẽ gặp đội hạng 5 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khu vực Nam Mỹ (Uruguay) để tranh một vé tới Nam Phi. Uruguay thắng trận play-off và giành quyền dự vòng chung kết FIFA World Cup 2010 vào ngày 18 tháng 11 năm 2009.

Đội 1TTSĐội 2Lượt điLượt về
Costa Rica 1–2 Uruguay0–11–1

Liên quan

Vòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024 Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu Á Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024 Vòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022 Vòng loại giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018 Vòng loại giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020 Vòng tuần hoàn nước Vòng loại Cúp bóng đá U-20 châu Á 2023 Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 – Khu vực châu Á Vòng loại bóng đá nữ Thế vận hội Mùa hè 2024 khu vực châu Á